Việt Nam có Trà Phổ Nhĩ không? Trà Ép Bánh Việt khác Trà Phổ Nhĩ thế nào?
Việt Nam có Trà Phổ Nhĩ không?
Dù bạn là người uống trà bình thường, yêu trà hay không uống trà thường xuyên thì ít nhiều cũng đã từng nghe đến Trà Phổ Nhĩ, một trong những loại trà nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Cái tên Phổ Nhĩ xuất phát từ 1 địa danh (Thị Trấn Phổ Nhĩ) của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là một trung tâm sản xuất và buôn bán trà nổi tiếng của Trung Quốc, đến mức tất cả trà được làm tại Vân Nam đều được gọi là Trà Phổ Nhĩ.
Trà Phổ Nhĩ Vân Nam - Trung Quốc
Vậy trả lời cho câu hỏi “Việt Nam có trà phổ nhĩ không?”, câu trả lời tất nhiên là không, cũng giống như Trung Quốc thì không có Trà Thái Nguyên vậy.
Nhưng đã nói ở trên, Phổ Nhĩ là tên địa danh, còn cách làm ra trà phổ nhĩ thì cần có nguyên liệu phù hợp và kỹ thuật đặc biệt, mà 2 yếu tố này Việt Nam chúng ta đều có cả.
Người Việt có thể làm ra loại trà có chất lượng tương đương như trà phổ nhĩ nhưng mang hương vị đặc trưng riêng của người Việt, văn hóa Việt, không hoàn toàn giống trà phổ nhĩ Trung quốc hiện nay.
Trà Ép Bánh (Bánh Trà Cổ) Việt Nam
Trà Ép Bánh là một sản phẩm còn tương đối mới lạ trong cộng đồng yêu trà Việt. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, một bộ phận giới sành trà đã tìm hiểu và bắt đầu sử dụng nhiều Trà ép bánh do người Việt sản xuất với nguyên liệu Việt, kỹ thuật Việt, phù hợp văn hóa và gu ẩm thực của người Việt.
Trà ép bánh (Bánh Trà Cổ) Việt Nam
Trà ép bánh được làm 100% từ nguyên liệu Cây Chè Shan Tuyết Cổ Thụ khu vực Tây Bắc Việt Nam: Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên…Chỉ từ các cây chè cồ thụ trên 100 tuổi nguyên liệu mới đảm bảo để cho ra được phẩm trà đủ tốt.
Trà ép bánh thực chất chính là trà rời được lên men tự nhiên theo 1 tỷ lệ lên men nhất định (từ 30% đến 70%) đem ép thành bánh, tùy vào mục đích cho ra loại Trà bánh gì mà nhà sản xuất xử lý nguyên liệu trước khi ép bánh sẽ khác nhau để tạo ra Bánh Trà Sống hay Bánh Trà Chín
Đọc thêm: Chè Shan Tuyết là gì? Chè Shan Tuyết khác chè thông thường như thế nào? |
Bánh Trà Sống và Bánh Trà Chín là gì?
Để dễ hiểu, bạn có thể liên tưởng đến hoa quả chin tự nhiên và hoa quả chin dấm (chuối, hồng xiêm). Bánh Trà Sống như hoa quả xanh để chín tự nhiên còn Bánh Trà Chín như hoa quả được dấm cho chín nhanh.
Nếu bạn có thời gian hãy chờ quả chin một cách tự nhiên sẽ cho chất lượng tuyệt với nhất, dinh dưỡng tốt nhất. Nhưng nếu cần dùng sớm thì bạn có thể mang quả đi dấm để chín nhanh hơn, cách này vẫn cho bạn thưởng thức đầy đủ hương vị của quả chín mà không phải chờ lâu, tuy nhiên hương vị và dưỡng chất trong quả chin dấm sẽ không thể nào giống như quả chin tự nhiên, dù có vẻ nó khá giống nhau.
Bánh Trà Sống - Bánh Trà Cổ Việt Nam
Cũng có người không thích ăn quả quá chin mà chỉ thích chin vừa thôi thậm chí là xanh 1 chút, nên với Bánh Trà Sống sẽ giúp chúng ta thưởng thức hương vị phong phú hơn trong từng giai đoạn lên men của của trà, đấy cũng chính là lý do mà Bánh Trà Sống được nhiều người yêu trà tích để chơi Trà và trà sống có giá trị tăng theo thời gian. Còn Bánh Trà Chín chủ yếu là để dùng luôn, nếu có lưu trữ cũng trong thời gian ngắn.
Bánh Trà Chín - Bánh Trà Cổ Việt Nam
Kỹ thuật làm Bánh Trà Sống Shanam
Từ búp chè tươi B1: Sơ chế để giảm độ ẩm trong chè (Làm héo) * Quá trình lên men còn lại diễn ra sau khi ép bánh, chất lượng trà thay đổi nhiều theo thời gian. |
Tùy vào kỹ thuật của nhà sản xuất & quá trình bảo quản, để 1 Bánh Trà Sống lên men hết có thể mất từ 10 năm đến vài chục năm. Quá trình lên men chậm này tạo nên giá trị dược tính tốt hơn nhiều so với nguyên liệu thủa ban đầu.
Nhờ quá trình lên men tự nhiên này, nội chất gồm các vitamin, polyphenol, enzyme, chất chát tanin và vô vàn khoáng chất có trong trà vẫn tiếp tục “sống” (lên men), giúp nội chất của trà chuyển hóa tích cực theo thời gian, rất có lợi cho sức khỏe người dùng.
Kỹ thuật làm Bánh Trà Chín Shanam
Từ búp chè tươi B1: Sơ chế để giảm độ ẩm trong chè (Làm héo) * Quá trình lên men còn lại không nhiều, chất lượng trà chín cơ bản không thay đổi nhiều theo thời gian |
Bánh Trà Chín được tạo ra là để mô phỏng rút ngắn quá trình lên men lâu năm của Bánh Trà Sống. Thay vì phải chờ hàng chục năm thì chỉ mất hàng chục ngày
Nên uống Bánh Trà Sống hay Bánh Trà Chín?
Dùng loại Bánh trà nào phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của bạn, cũng như khẩu vị của từng người, loại trà nào cũng có cái hay riêng và đáng để trải nghiệm. Nếu bạn vẫn còn thích vị chát nhẹ một chút của trà xanh, ngọt hậu từ từ nhưng sâu, vị phong phú thì nên dùng Bánh Trà Sống ít tuổi hoặc vừa tuổi. Nếu bạn chỉ thích vị ngọt ngay, êm, hương mật thơm thi nên uống Trà Chín hoặc Trà Sống sâu tuổi.
Công dụng của Trà ép bánh
Trà lên men chậm được gọi là “Siêu Thực Phẩm” nhờ vào công dụng tuyệt vời được tạo ra sau quá trình lên men. Các loại Bánh Trà Cổ có công dụng ưu việt mà không 1 loại đồ uống nào trong thế giới đồ uống có thể so sánh được.Tuỳ vào cơ thể mỗi người mà ta nên chọn Trà Sống hoặc Trà Chín hoặc dùng kết hợp 2 loại theo thời điểm trong ngày.
Công dụng đối với sức khỏe
+ Chống lão hóa.
+ Thanh nhiệt, giải độc.
+ Giảm cân, giảm mỡ trong máu.
+ Giảm căng thẳng thần kinh.
+ Điều hòa huyết áp.
+ Phòng chống các bệnh về tim mạch.
+ Dùng trà ép bánh mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tật.
Đọc thêm: 5 công dụng thần kỳ của Trà Shan Tuyết Cổ Thụ |
Trà Ép Bánh Việt khác Trà Phổ Nhĩ Trung Quốc như thế nào?
Sự khác nhau cơ bản nhau giữa Trà Ép Bánh Việt Nam và Trà Phổ Nhĩ Trung Quốc là nguyên liệu và kỹ thuật chế biến.
Nguyên liệu
+ Tuổi cây chè: Nguyên liệu chè thường được phân theo độ tuổi của cây chè. Cây chè càng lớn tuổi cho ra phẩm trà càng chất lượng và dinh dưỡng cao. Thông thường tuổi cây chè được phân ra 3 loại: Cây Chè Cổ Thủ (trên 100 tuổi), Cây Chè Đại Thụ (vài chục năm tuổi) và cây mới được trồng gọi là Thai Địa Trà.
Những cây chè Cổ Thụ trên 100 tuổi, sống hoang dã ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển luôn cho ra được phẩm trà cao nhất và dinh dưỡng nhất.
Búp Trà Shan Tuyết Cổ Thụ tại Tà Xùa, Sơn La - Việt Nam
+ Sự khác biệt: Với văn hóa uống trà đã có hàng ngàn năm và trà là 1 thức uống phổ cập, nên hiện nay ở Trung quốc nguyên liệu chè từ các cây Cổ Thụ là rất quý hiếm, chủ yếu nguyên liệu từ cây chè vài chục năm tuổi và cây chè mới. Các sản phẩm Trà Phổ Nhĩ Trung Quốc trên thị trường hiện nay rất khó tìm được các sản phẩm từ cây chè Shan Tuyết Cổ Thụ.
+ Trong khi đó ở Việt Nam khái niệm về trà ép bánh vẫn còn khá mới và lạ lẫm với cộng đồng nói chung, thậm chí vẫn còn chưa phổ biến trong cộng đồng người uống trà Việt. Vì vậy nguyên liệu chè Shan Tuyết Cổ Thụ Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng, chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nhiều.
Cây chè Shan Tuyết Cổ Thụ, Yên Bái - Việt Nam
Kỹ thuật
+ Trước khi ép bánh: Trước khi được ép thành Bánh Trà, Trà rời (còn được gọi là Mao trà) được ủ lên men trong một thời gian nhất định. Mỗi nhà sản xuất lại có một cách làm và công thức ủ lên men riêng. Không có một công thức chuẩn nào để làm trà ép bánh, mỗi một thay đổi nhỏ của người làm trà cũng sẽ cho ra hương vị, chất lượng trà khác nhau.
Xử lý nguyên liệu Chè Shan Tuyết Cổ Thụ
+ Sau khi ép bánh: Kỹ thuật ép cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của Trà về sau này. Mỗi nhà sản xuất sẽ ép bánh với mức độ lỏng, chặt khác nhau (sử dụng lực khi ép). Thông thường với bánh trà được ép chặt hơn thì quá trình lên men của trà diễn ra chậm hơn, nhưng chất lượng của Trà được cho là ổn định và ngon hơn.
Bánh Trà Cổ Shanam là loại được ép chặt
+ Sự khác biêt: Mỗi quốc gia, vùng miền đều có văn hóa ẩm thưc khác nhau (gu ăn uống), chính vì vậy các nhà sản xuất sẽ cho ra các sản phẩm phù hợp với con người ở khu vực đó.
Trà ép bánh Việt Nam và Trà phổ nhĩ Trung Quốc tương đồng về nguyên liệu và kỹ thuật làm, nhưng người Việt có thói quen dùng Trà khác với người Trung Quốc, nên các nhà sản xuất Việt sẽ hướng đến hương và vị trà sao cho phù hợp với người Việt hơn.
Sự khác biệt này cũng là giúp người uống phân biệt được giữa Trà Việt và Trà Trung Quốc. Người Việt có nguyên liệu, có kỹ thuật và có Trà riêng, được làm phù hợp với thói quen sử dụng và truyền thống văn hóa của Người Việt.
XEM MỘT SỐ SẢN PHẨM BÁNH TRÀ CỔ VIỆT NAM TẠI ĐÂY
CLIP GIỚI THIỆU VÙNG CHÈ SHAN TUYẾT CỔ THỤ TÀ XÙA, SƠN LA - VIỆT NAM
Bài viết liên quan
“Rào cản tâm lý” khi đầu tư vào chè cổ thụ ép bánh (Bài nên đọc)
Đầu tư trà ép bánh là một công việc đầu tư rất chuyên nghiệp, không đơn giản chỉ là lấy tiền mua một lô trà. Ngoài việc có một số kiến thức cơ bản về chuyên môn, trên thực tế, không thể nói đến ...
5 hộp Trà biếu Tết 2023 độc lạ, cao cấp nhìn là thích!
Lựa chọn một món quà biếu trong các dịp đặc biệt luôn là bài toán khó cho tất cả mọi người dù ở bất cứ hoàn cảnh hay tính chất mối quan hệ nào. Quà biếu Tết lại càng đặc biệt hơn vì Tết Nguyên...
Đánh thức Trà là gì? Tại sao Trà ép banh (Trà phổ nhĩ) cần được đánh thức trước khi pha?
Đánh thức Trà là gì? Đánh thức trà có giúp chúng ta có được tách trà thơm ngon và bổ dưỡng hơn không? luôn là thắc mắc của các Trà hữu khi tìm hiểu về trà. Dưới đây là bài viết chia ...